Thụ tinh ống nghiệm là một phương pháp hỗ trợ sinh sản mà quá trình thụ tinh của tinh trùng và trứng được thực hiện trong phòng thí nghiệm.
Với phương pháp thụ tinh ống nghiệm, tinh trùng được lọc rửa, chọn ra những tinh trùng khỏe mạnh nhất sau đó cho kết hợp với trứng tạo thành phôi thai. Phôi thai thường được nuôi lên đến ngày 3 hoặc ngày 5 rồi chuyển lại vào buồng tử cung người phụ nữ. Từ đây phát triển thành thai nhi như thụ tinh tự nhiên.
Đối với người chồng:
• Xét nghiệm tinh dịch đồ: dựa trên mẫu tinh dịch để kiểm tra chất lượng tinh trùng thông qua kết quả về số lượng tinh trùng, khả năng di chuyển (% tinh trùng di động, % tinh trùng bấ động), hình dạng tinh trùng (% tinh trùng di dạng, bất thường)…
Lưu ý: Để kết quả tinh dịch đồ chính xác nhất, trước khi đi khám người nam giới nên kiêng xuất tinh trong vòng từ 3 – 5 ngày.
• Các xét nghiệm khác: HIV, viêm gan B, giang mai…
Đối với người vợ:
• Siêu âm tử cung buồng trứng: nhắm xác định kích thước buồng trứng, số lượng kích thước nang noãn trên hai buồng trứng vào ngày hai chu kỳ kinh; các bất thường như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang hay các bất thường bẩm sinh của tử cung người phụ nữ.
• Xét nghiệm nội tiết tố nữ gồm các xét nghiệm Estrogen, Progesterone, LH, FSH, AMH, LS.
• Xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục: HIV, giang mai, viêm gan B, Chlamydia (dịch âm đạo)…
XEM THÊM: IVF là gì? Chia sẻ kinh nghiệm IVF thành công
Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm
Để tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm cao nhất, người phụ nữ hiếm muộn cần lấy được nhiều trứng để từ đó chọn lọc ra những nang noãn phát triển tốt, khỏe mạnh đồng nghĩa với việc thực hiện kích thích buồng trứng. Quá trình kích trứng diễn ra trong khoảng 10 – 12 ngày bắt đầu từ ngày thứ hai của chu kỳ kinh. Tùy vào sức khỏe, độ tuổi, khả năng sinh sản của người phụ nữ mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ kích trứng, tiên đoán thời gian khác nhau.
Lưu ý: việc tiêm thuốc kích thích buồng trứng trong quy trình thụ tinh ống nghiệm phải được thực hiện ở một giờ nhất định trong ngày, hạn chế việc thay đổi giờ nhằm đạt kết quả tốt nhất.
Bác sĩ sẽ theo sát quá trình này nhằm xác định sự phát triển của trứng. Khi trứng phát triển đạt kích thước tiêu chuẩn, người phụ nữ được tiêm mũi thuốc kích rụng trứng cuối cùng nhằm kích thích trứng trưởng thành.
Khoảng 35 giờ sau khi tiêm mũi tiêm cuối cùng, khi này trứng đã giải phóng khỏi nang trứng, bác sĩ thực hiện thủ thuật chọc trứng với người phụ nữ. Trứng trưởng thành đủ điều kiện được lấy ra khỏi cơ thể người phụ nữ, chuyển đến phòng thí nghiệm.
Cùng lúc này, người chồng sẽ được yêu cầu lấy tinh trùng.
Tại phòng thí nghiệm, chuyên viên phôi tiếp nhận mẫu tinh trùng và trứng để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. Ở đây, tinh trùng của người chồng được lọc rửa, chọn lọc tinh trùng khỏe mạnh, hình dạng bình thường, độ di động tốt…còn trứng sẽ được tìm noãn để kết hợp với tinh trùng. Phôi thai được tạo thành sau khi thụ tinh thành công và được chuyển vào buồng tử cung khi được nuôi cấy từ 3 đến 5 ngày.
Có hai kỹ thuật được sử dụng trong việc thụ tinh trong phòng thí nghiệm:
- Kỹ thuật cổ điển: ở kỹ thuật này trứng và tinh trùng gặp nhau, hòa nhập một cách tự nhiên. Tinh trùng được cấy sau vài giờ có thể đi xuyên vào trứng - xảy ra quá trình thụ tinh.
- Kỹ thuật tiêm tinh trừng vào bào tương trứng (ICSI - Intra Cytoplasmic Sperm Injetion): tinh trùng được tiêm trực tiếp vào bào tương trứng trưởng thành để tạo thành phôi thai. Kỹ thuật này giúp tăng tỷ lệ thụ tinh trong những trường hợp thiểu năng tinh trùng nặng.
Quá trình thụ tinh ống nghiệm trong labo
Tùy thuộc vào số lượng trứng chọc được ở giai đoạn trên, số lượng noãn có được trong trứng, số lượng tinh trùng khỏe mạnh mà bạn có thể có được nhiều hay ít phôi. Số phôi này có thể được chuyển lại luôn vào tử cung người vợ ở giai đoạn sau (hay được gọi là chuyển phôi tươi) hoặc lưu trữ lại cho những lần chuyển phôi sau, thời gian sau bằng phương pháp trữ đông phôi.
Kết thúc quá trình thụ tinh, thường sau 2 – 5 ngày sau chọc trứng, hai vợ chồng sẽ được bác sĩ thông báo về số lượng phôi, chất lượng các phôi sau khi được tạo thành và tư vấn về số phôi chuyển vào tử cung, số phôi lưu trữ.
Bác sĩ theo dõi niêm mạc tử cung người phụ nữ nhằm xác định thời điểm niêm mạc thuận lợi nhất cho sự phát triển của phôi thai sau khi chuyển vào buồng tử cung.
Khi niêm mạc tử cung, sức khỏe cũng như tâm lý người phụ nữ tốt nhất, thủ thuật chuyển phôi sẽ được tiến hành. Bác sĩ đưa phôi vào buồng tử cung của người phụ nữ.
Giai đoạn cuối cùng của quy trình thụ tinh ống nghiệm, 14 ngày sau chuyển phôi, người vợ làm xét nghiệm beta HCG. Nồng độ beta HCG tăng có nghĩa là thai đang phát triển. Lúc này bác sĩ sẽ kê thuốc dưỡng thai, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và khám định kỳ theo từng mốc thời gian nhằm xác định túi thai, tim thai, đảm bảo thai nhi phát triển bình thường khỏe mạnh cho tới khi chào đời.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ y bác sĩ là những yếu tố quyết định thực hiện phương pháp thụ tinh ống nghiệm, tất cả yêu cầu kỹ thuật, độ chính xác cao. Chính vì thế mà chi phí thực hiện phương pháp này khá cao, giao động khoảng 70 đến 90 triệu tùy từng cơ sở y tế hay từng trường hợp bệnh lý.
3 tiêu chí lựa chọn địa chỉ làm thụ tinh ống nghiệm:
• Đội ngũ y bác sĩ
• Trang thiết bị máy móc
• Tỷ lệ thành công
Trung tâm hỗ trợ sinh sản 16A tự hào là một trong những đơn vị quy tụ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản – Giáo sư Nguyễn Đình Tảo (nguyên chủ tịch hội hỗ trợ sinh sản Hà Nội với 40 năm kinh nghiệm) trực tiếp thăm khám, tư vấn và chỉ đạo cả quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn cho từng bệnh nhận.
Được đầu tư cơ sở vật chất, máy móc hiện đại. Phòng thí nghiệm, phòng thủ thuật đảm bảo môi trường, quy trình thụ tinh ống nghiệm ở đây thực hiện khép kín.
Tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản 16A hiện tại là 45 – 50%. Tỷ lệ nuôi phôi ngày 5 cao.
Cơ hội thành công nhờ phương pháp thụ tinh ống nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, tuổi tác, bệnh lý dẫn đến vô sinh hiếm muộn. Việc chuẩn bị tốt tinh thần và thể chất giúp bạn có được cơ hội thành công cao hơn.
Hãy điều chỉnh chế độ ăn cũng như thói quen sinh hoạt.
• Tập thể dục nhẹ đến vừa phải
Nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục nhẹ hằng ngày như yoga, đi chạy bộ, đi bộ giúp điều hòa tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, có tác dụng tốt cho cơ thể trong thời gian điều trị vô sinh hiếm muộn.
Nguồn thực phẩm bổ dưỡng chuẩn bị cho thụ tinh trong ống nghiệm IVF
• Bổ sung omega3, axit folic
Nếu như axit béo omega3 giúp cải thiện hình thái phôi thai trong quá trình làm thụ tinh ống nghiệm IVF thì axit floic đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe thai nhi. Bổ sung hai loại axit này cho cơ thể ngay từ khi chuẩn bị làm IVF giúp cơ thể người phụ nữ sẵn sàng cho thụ thai và nuôi thai nhi phát triển. Chi tiết các thực phẩm ăn gì phôi bám tốt.
• Sử dụng nguồn thực phẩm ít béo
• Hạn chế rượi bia, chất kích thích, cafein
Tuy chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này nhưng thực tế cho thấy tinh thần thoải mái có tác động tốt đến quy trình thụ tinh ống nghiệm. Biết rằng kì vọng, mong mỏi có con của các cặp vợ chồng là rất lớn, đôi khi là áp lực, gánh nặng nên không thể tránh khỏi tâm trạng lo lắng. Hãy tìm hiểu để có đầy đủ kiến thức về thụ tinh ống nghiệm, hỏi bác sĩ về bất kỳ điều gì bạn thắc mắc để bác sĩ giải đáp, chỉ dẫn cho bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu thêm cả về các rủi ro của IVF để có thể phòng ngừa.
Hy vọng những thông tin mà Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa 16A chia trên đây giúp bạn có thêm kiến thức về thụ tinh ống nghiệm và hiểu rõ về quy trình thụ tinh ống nghiệm từ đó có thể chuẩn bị tốt cho những kế hoạch sắp tới. Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hiện đại, đòi hỏi công nghệ, kiến thức chuyên môn cao mà không ai giống ai nên bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và tìm ra phác đồ điều trị phù hợp. Chúc gia đình bạn sớm đón bé yêu về nhà!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
>>> Quy trình chọc hút trứng trong IVF
>>> IVF là gì? Chia sẻ kinh nghiệm IVF thành công
>>> Thụ tinh trong ống nghiệm ở đâu tốt nhất Hà Nội
Giáo sư Nguyễn Đình Tảo – “người cha đặc biệt” của hàng ngàn em bé
GS. TS. NGƯT. Nguyễn Đình Tảo – nguyên Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản 16A Hà Đông; Chủ tịch Hội Vô sinh hiếm muộn Hà Nội; Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo Nghiên cứu Công nghệ Phôi, Học viện Quân Y, Bộ Quốc Phòng; Phó chủ nhiệm bộ môn Mô – Phôi, học viện Quân Y.
Sinh ra trong thời đất nước còn chìm trong bom đạn chiến tranh, GS. Nguyễn Đình Tảo bỏ lại sự nghiệp học, tình nguyện xung phong lên đường nhập ngũ để vào miền Nam chiến đấu. Sau khi hòa bình được lập lại, ông quay trở lại học tập, dự thi và trúng tuyển và ĐH Quân Y với điểm số cao và được tuyển chọn sang du học tại trường Y Budapest tại Hungary.
7 năm học tập và làm việc nỗ lực bên nước bạn xa xôi, ông không ngừng tích lũy, trau dồi tri thức, vượt qua bao khó khăn thách thức để thực hiện khát vọng trở về đóng góp cho quê hương, đất nước. Sau khi về nước, ông trở về Học viện Quân y công tác, ông vừa thực hiện công tác giảng dạy vừa nghiên cứu khoa học với những công trình về chuyên ngành Mô phôi.
Năm 1991 - 1994, ông làm nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án TS. Song song thời gian đó, ông đã tốt nghiệp ĐH Anh văn. Từ năm 1995 - 1996, ông được Học viện Quân y cử đi tu nghiệp Postdoctor tại Chicago - Hoa Kỳ.
Năm 2000, GS.TS.NGƯT Nguyễn Đình Tảo được bổ nhiệm giao trọng trách làm Phó Chủ nhiệm Bộ môn Mô phôi, Học viện Quân y. Một năm sau đó, ông đạt được những thành tích lớn và được tin tưởng bổ nhiệm làm Phó Trưởng phòng đào tạo.
Cùng năm đó, GS. Nguyễn Văn Nguyên và Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến giao nhiệm vụ ông tập trung thời gian viết dự án đào tạo bác sỹ cử tuyển Tây Nguyên. Sau khi dự án được Thủ tướng phê duyệt, Học viện Quân y đã chính thức đi vào thực hiện từ năm 2004. Từ đó, Học viện tuyển liên tục trong 6 năm và theo đó, mỗi năm đã tuyển 100 học viên, dự án đã đào tạo 600 bác sỹ cho Tây Nguyên.
Không những thế, ông tích cực tham gia công tác Đào tạo Cử nhân Điều dưỡng cho Kiên Giag và công tác đối ngoại, gây dựng mối quan hệ giữa Học viện Quân y với nước ngoài trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hoa Kỳ, Singapore, CHDC Đức...
Mặc dù công tác chuyên môn rất bận rộn, GS.TS.NGƯT. Nguyễn Đình Tảo vẫn luôn dành nhiều tâm huyết, đóng góp không ngừng cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Đến nay, ông đã thực hiện nhiều đề tài các cấp, mang giá trị cao khi áp dụng vào thực tiễn. Tiêu biểu kể đến những đề tài như đề tài cấp Bộ như: “Nghiên cứu nuôi cấy tinh từ phục vụ chẩn đoán, điều trị phục vụ sức khỏe bộ đội và nhân dân” (2007 - 2009) và đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu quy trình nuôi cấy, biệt hóa tế bào gốc sinh tinh để điều trị vô sinh nam giới” (2009 - 2011). Các đề tài được áp dụng vào thực tiễn, ngày một đưa nâng cao công nghệ trong việc điều trị vô sinh hiếm muộn.
Một trong số những đề tài đóng góp bước tiến mới cho nghành hỗ trợ sinh sản mà GS. Nguyễn Đình Tảo cống hiến trong sự nghiệp NCKH là đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu quy trình chẩn đoán một số bệnh di truyền trước chuyển phôi để sàng lọc phôi thụ tinh trong ống nghiệm” (2013 - 2015). Phươp pháp này đã được áp dụng hiệu quả cho các cặp vợ chồng mang gen bệnh di truyền đặc biệt có bệnh teo cơ tủy, bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia, bệnh loạn sản sụn xương… Nhờ sự thành công từ đề tài của Giáo sư, nhiều gia đình bệnh nhân teo cơ tủy, tan máu bẩm sinh Thalassemia, loạn sản sụn xương đã sinh ra con khỏe mạnh không mang gen bệnh.
Bên cạnh đó, ông là chủ biên và đã xuất bản nhiều cuốn sách, tài liệu giá trị cho lĩnh vực mô phôi, sinh sản như Mô học, Mô phôi học, Phôi thai học người, Mô học chức năng hệ sinh sản và nội tiết, Những điều cần biết trong giảng dạy Y học, Dân số - Chăm sóc Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em… và Mô phôi ứng dụng trong hỗ trợ sinh sản (Chủ biên, NXB Y học) - cuốn sách mà ông vừa hoàn thành trong năm 2018.
GS.TS.NGƯT. Nguyễn Đình Tảo đã vinh dự được trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý như: Huân chương Chiến công hạng Nhất; Huân chương Chiến sỹ Vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; huy chương Kháng chiến hạng Nhì; Huy chương Vì thế hệ trẻ; Huy chương Quân kỳ Quyết thắng; Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục; danh hiệu Nhà giáo Ưu tú; Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng nhì, đạt danh hiệu chiến sỹ Thi đua cấp Học viện nhiều năm liền; danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Học viện, cấp Bộ Quốc phòng, Bằng khen của Học viện Quân y, của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Khoa học - Công nghệ và UBND tỉnh Kiên Giang; cùng nhiều Giấy khen của Học viện Quân y và Sở Y tế các tỉnh.
Đồng thời, ông được trao tặng Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam VIFOTEC 2014 về Nghiên cứu quy trình nuôi cấy, biệt hóa tế bào gốc sinh tinh để điều trị vô sinh nam giới; giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam VIFOTEC 2016 về Chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi. Và ghi vào sách Vàng Việt Nam và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 2017.
Hiện tại GS Nguyễn Đình Tảo vẫn tận tụy chăm chỉ làm việc, tiếp tục đọc tài liệu nghiên cứu các phương pháp điều trị hiệu quả, dạy học cho thế hệ học trò và xây dựng Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông với mong ước trả lại quyền làm cha làm mẹ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Gs Tảo trực tiếp thăm khám, tư vấn, điều trị và làm việc tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản 16A Hà Đông.
Hành trình tìm con của các vợ chồng hiếm muộn tại Trung Tâm Hỗ trợ sinh sản 16A
9 lần làm IVF trong 12 năm – Vỡ òa hạnh phúc khi làm cha mẹ ở tuổi tứ tuần
Chị Đức - 1979 và anh Triều - 1979 tại Hà Nội. 12 năm vào Nam ra Bắc, hết trong nước rồi ngoài nước, 8 lần thực hiên thụ tinh trong ống nghiệm. Thuốc nam, thuốc bắc rồi đông sang tây chưa có gì là anh chị chưa thử. Ai mách đi đâu anh chị cũng đều đi hết. Lần nào cũng là nước mắt, nụ cười, hy vọng rồi thất vọng.
Mọi thứ dường đi vào ngõ cụt ở đất nước mình, chị Đức và chồng quyết định ra nước ngoài làm thụ tinh. Anh chị chọn đất nước Thái Lan đặt niềm tin nhưng may mắn vẫn không chịu mỉm cười. Cơ hội có con tưởng trừng như không thể, anh chị về nước với hai bàn tay trắng. Tiếp tục với công việc và cuộc sống thường ngày.
Ngọn lửa về một gia đình nhỏ có tiếng cười trẻ thơ chưa bao giờ ngừng cháy trong lòng, anh chị quyết tâm đi làm thụ tinh lần cuối, cơ duyên anh chị biết đến GS Nguyễn Đình Tảo và Trung Tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông
GS. Tảo - Giám đốc Trung Tâm Hỗ trợ sinh sản 16A cho biết: “Chị Đức, anh Triều vô sinh không rõ nguyên nhân. Chị Đức đến viện trong tình trạng buồng trứng đã suy kiệt vì trải qua quá nhiều lần kích trứng, chọc hút trứng, IUI, IVF trong 12 năm.”
Sau kích trứng, anh chị chỉ có được 3 trứng, tạo được 2 phôi chất lượng khá và chị chuyển cả 2 phôi. Xác định đây là lần cuối nên tâm lý chị thoải mái hơn nhẹ nhàng hơn mọi lần. Đúng 14 ngày sau chuyển phôi chị đi xét nghiệm Beta hCG, ông trời đã đáp lại anh chị sau bao nhiêu cố gắng bằng chỉ số Beta cao vút.
Cu Bo chào đời trong niềm hạnh phúc vô tận. Hơn 1 thập kỷ tìm con với số trứng còn lại sau 8 lần IVF ở tuổi 40, giờ đây chị Đức đã được ôm ấp con của mình.
Cặp vợ chồng trẻ mang gen bệnh Thalassemia
Chị Vân - 1990 và Anh Cháng - 1986 tại Vĩnh Phúc. Đôi vợ chồng rất trẻ nhưng lại cùng mang gen Thalassemia, có con bị mắc bệnh di truyền, đã sinh con khỏe mạnh trong lần IVF đầu tiên chuyển phôi tại TTHTSS BV 16A vào tháng 6 năm 2018, sinh ra một bé trai kháu khỉnh vào tháng 2 năm 2019
Không lâu sau ngày cưới, chị Vân có tin vui. Những tưởng hạnh phúc ấy dường như trọn vẹn nhưng khi đến tuần thai thứ 22 thì mẹ bị phù thai và phải dứt ruột chia tay thiên thần đầu tiên ấy. Nỗi đau ấy chưa nguôi thì anh chị nhận hung tin khi biết cả hai người đều mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Xác xuất anh chị sinh con mắc bệnh hoặc mang gen này lên tới 75%. Giờ đây hy vọng sinh con ra được khỏe mạnh với anh chị khó khăn hơn bao giờ hết.
Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) là căn bệnh di truyền nguy hiểm không thể chữa khỏi, hồng cầu ở người bệnh bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu. Bệnh nhân Thalassemia phải được truyền máu và dùng thuốc thải sắt suốt đời. Chính vì thế mà Thalassemia được ví như “quả bom nổ chậm đe dọa giống nòi”.
Sau tìm hiểu, anh chị biết đến GS Nguyễn Đình Tảo – Người nghiên cứu quy trình chẩn đoán bệnh di truyền trước sinh, đã giúp rất nhiều vợ chồng mang bệnh di truyền sinh con khỏe mạnh. Được tư vấn hiểu về tình trạng của mình và phương pháp hỗ trợ sinh sản, anh chị chọn Trung tâm hỗ trợ sinh sản 16A làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Những ngày chờ đợi kết quả sàng lọc phôi anh chị lo lắng đến mất ngủ. Khi bệnh viện gọi thông báo kết quả 4/6 phôi của chị bình thường đồng nghĩa với những đứa con của anh chị khi sinh ra sẽ khoẻ mạnh. Anh chị đã ôm nhau khóc vì quá vui mừng.
May mắn gõ cửa gia đình chị ngay lần đầu chuyển phôi chị đã đậu thai. Quá trình mang diễn ra suôn sẻ, bé con 36 tuần đòi ra với bố mẹ. Chị Vân chia sẻ: “Khoảnh khắc nghe tiếng con khóc thật to là khoảnh khắc thiêng liêng nhất cuộc đời anh chị. Được thấy con sinh ra khỏe mạnh, lành lặn là niềm hạnh phúc không diễn tả được của bất kỳ người bố người mẹ nào.”
Chồng không có tinh trùng vẫn sinh con “chính chủ”
10 năm anh Mạnh, chị Nga trên con đường tìm con, anh được chẩn đoán không có tinh trùng trong tinh dịch. Quyết định từ Đà Nẵng ra Hà Nội gặp Giáo sư Tảo tìm kiếm cơ hội mong manh có con của chính mình.
Với những trường hợp như của anh Mạnh, các bác sĩ buộc phải can thiệp chọc hút tinh hoàn, chọc mào tinh, sinh thiết tinh hoàn, sinh thiết mào tinh... để lấy tinh trùng. Sau đó sẽ tìm những "chiến binh" khỏe mạnh nhất cho quá trình thụ tinh.
Thực hiện thủ thuật chọc hút lấy mô tinh hoàn, anh thu được số lượng rất ít tinh trùng được tìm thấy nhưng may mắn anh chị đã tạo được 06 phôi. Hạnh phúc mỉm cười với gia đình nhỏ này ở lần chuyển phôi thứ 2, chị đậu song thai.
Gửi ảnh con cho các cô chú Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, chị Nga nói “Con sinh ra khi không có tinh trùng trong tinh dịch đây ạ. Trộm vía, con hay ăn và siêu quậy.”
Hãy cẩn thận với vô sinh thứ phát
Những tưởng việc sinh một bé trai kháu khỉnh sau đó tập trung vào công việc rồi 2 3 năm sau sinh tiếp cũng chẳng sao. 15 năm kể từ ngày bé đầu tiên sinh ra đời, anh Quyết chị Lan đi chạy chữa khắp nơi vẫn chưa thể có bé thứ hai. Mong muốn được bế bồng, được ôm ấp trẻ con để gia đình nhỏ trọn vẹn hạnh phúc hơn, anh chị quyết định tìm đến GS. Nguyễn Đình Tảo giúp mình làm thụ tinh trong ống nghiệm.
GS. Tảo cho biết: “Sau khi hoàn tất các xét nghiệm cần thiết, chúng tôi kết luận chị mắc vô sinh thứ phát do tuổi cao, chỉ số dự trữ buồng trứng khi ấy chỉ còn 0,05 do đã bước vào giai đoạn mãn kinh. Tỷ lệ thành công IVF giờ đây rất thấp.”
Chị được GS. Tảo đưa ra phác đồ điều trị riêng, theo dõi niêm mạc, nang noãn tỷ mỷ… Mặc dù ở cách trung tâm tới 40km nhưng anh chị luôn luôn đến đúng ngày hẹn, giờ hẹn. Điều chúng tôi nhớ nhất ở anh chị là tinh thần lạc quan. Rồi lần 1, lần 2, lần 3 chuyển phôi đều không thành công. Cả quãng đường đầy thử thách như đã dừng lại ở lần thứ 4 chuyển phôi nhưng rồi chị bị sẩy thai.
Tất cả như sụp đổ trước mặt anh chị, có nỗi đau nào bằng nỗi đau mất con. Nhưng đó lại làm hi vọng mong con của người cha người mẹ lớn hơn bất kỳ thứ gì khác. Nghỉ ngơi 5 chu kỳ chuẩn bị thật tốt sức khỏe cũng như tinh thần, chị chuyển phôi lần thứ 5.
“Cuối đường hầm chắc chắn rằng có ánh sáng dành cho người đi đến cuối cùng”. Lần này, ánh sáng đó đã thật sự đến với anh chị. Chị nghỉ hẳn công việc ở nhà dưỡng thai. Ngày con chào đời, anh chị chụp ảnh gửi ngay cho trung tâm với lời nhắn: “Con ông Tảo đòi ra ngoài gặp ông và các cô chú rồi đây ạ”