Làm việc 24/24 tất cả các ngày trong tuần
Hotline: 1900099916

Dấu hiệu chuyển phôi thất bại - Khi nào có kinh lại

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đang được biết đến là phương pháp hỗ trợ phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại có tỷ lệ thành công cao nhất giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có con. Tỷ lệ này dao động khoảng từ 35 - 50% do đó không hiếm gặp những ca thất bại nhiều lần. Để có chuẩn bị tốt nhất cho chu kỳ IVF hoặc khắc phục cho chu kỳ kế tiếp, các mẹ hãy cùng bác sĩ bệnh viện 16A Hà Đông tìm hiểu về các dấu hiệu chuyển phôi thất bại, nguyên nhân do đâu nhé.

Chuyển phôi là gì?

Đầu tiên ta cần hiểu rõ quá trình chuyển phôi là như thế nào. Chuyển phôi là thủ thuật quan trọng nhất quyết định sự thành công của một quy trình thụ tinh ống nghiệm (IVF). Các bác sĩ sẽ dùng ống thông để đưa phôi thai sau khi thụ tinh và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm vào trong buồng tử cung đến một vị trí đã được xác định. Lúc này sự phát triển của phôi sẽ phụ thuộc trực tiếp vào phôi đó và cơ thể người mẹ.

dấu hiệu chuyển phôi thất bại, chuyển phôi thất bại khi nào ra kinh, sau chuyển phôi thất bại bao lâu có kinh, chuyển phôi thất bại, các dấu hiệu chuyển phôi thất bại, nguyên nhân chuyển phôi thất bại, dấu hiệu chuyển phôi thất bại webtretho

Phôi được đưa vào buồng tử cung bằng ống Catheter chuyên dụng

Từ 1 – 5 ngày sau chuyển phôi, phôi thai sẽ di chuyển và bám vào nội mạc tử cung làm tổ. Đến ngày thứ 14 người mẹ được chỉ định xét nghiệm Beta Hcg để xác định có thai hay không. Quá trình chuyển phôi thành công khi chỉ số Beta Hcg lớn hơn 25 mIU/ml.

14 ngày chờ xét nghiệm để biết kết quả có lẽ là quá dài đối với các mẹ hiếm muộn nên chúng ta thường thử que thử thai khá sớm, có bạn 1 tuần đã thử rồi. Điều này là không nên vì không phải mẹ nào cũng lên vạch que thử thai sớm, thời gian trước 14 ngày chưa đủ để xác định chính xác. Không những thế điều này khiến tâm lý của bạn bất an, lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn chỉ nên quan sát những biểu hiện của cơ thể, những dấu hiệu chuyển phôi không thành công để can thiệp xử lý kịp thời khi cần.

Các dấu hiệu chuyển phôi thất bại

Ra máu âm đạo là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất khi thất bại trong chuyển phôi. 

Một vài vệt máu hồng hồng xuất hiện trên quần lót của bạn sau chuyển phôi 1 – 7 ngày là dấu hiệu an toàn của chuyển phôi thành công. Nhưng nếu bạn ra máu có màu nâu sẫm, ra nhiều, kèm theo đau bụng thì có thể bạn sẽ phải tìm may mắn lần sau. Bởi vì khi chuyển phôi mà phôi không làm tổ, cơ thể mẹ sẽ không sinh ra hormone đồng nghĩa với việc niêm mạc tử cung sẽ bong ra, phản ứng giống như chu kỳ kinh nguyệt.

dấu hiệu chuyển phôi thất bại, chuyển phôi thất bại khi nào ra kinh, sau chuyển phôi thất bại bao lâu có kinh, chuyển phôi thất bại, các dấu hiệu chuyển phôi thất bại, nguyên nhân chuyển phôi thất bại, dấu hiệu chuyển phôi thất bại webtretho

Còn nếu sau chuyển phôi 1 – 7 ngày trên quần lót của bạn xuất hiện một vài vết máu hồng hồng thì đây có thể là dấu hiệu tốt. Một chút màu này xuất hiện sở dĩ phôi phải tìm cách bám vào tử cung người mẹ làm tổ và tìm mạch máu để nó phát triển, gây chảy máu do tác động vào niêm mạc tử cung. Lưu ý rằng dấu hiệu này chỉ xảy ra trong 1-2 ngày và chỉ một chút máu thôi nhé. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu máu ra nhiều và kéo dài.

Trong trường hợp một số mẹ có phôi tương thích với nội mạc tử cung nhưng do chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi không hợp lý khiến lớp nội mạc tử cung không đủ dày để phôi bám và phát triển làm tổ thì đến khoảng ngày 10 sau chuyển phôi sẽ bị đẩy ra gây chảy máu nhiều.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều mẹ không có bất kỳ hiện tượng, dấu hiệu chuyển phôi thất bại hay thành công nào, như vậy kết quả ra sao? Vấn đề này chắc hẳn làm các mẹ rất lo lắng vì trong suốt 14 ngày hầu như không cảm nhận được sự thay đổi nào của cơ thể. Bạn đừng lo lắng quá, điều này là hoàn toàn bình thường kể cả khi bạn chuyển phôi thành công. Vì vậy, hãy thoải mái tinh thần và chờ đợi kết qủa chuẩn nhất của chỉ số Beta Hcg.

Chuyển phôi thất bại khi nào ra kinh

Hơn ai hết, chúng tôi hiểu cảm giác mọi thứ sụp đổ khi IVF không thành công. Nhiều mẹ sẽ sốt ruột tìm hiểu ngay sau chuyển phôi thất bại bao lâu có kinh trở lại. Thông thường, chỉ sau khi dừng thuốc hỗ trợ sau chuyển phôi 3-5 ngày bạn sẽ có kinh trở lại.

dấu hiệu chuyển phôi thất bại, chuyển phôi thất bại khi nào ra kinh, sau chuyển phôi thất bại bao lâu có kinh, chuyển phôi thất bại, các dấu hiệu chuyển phôi thất bại, nguyên nhân chuyển phôi thất bại, dấu hiệu chuyển phôi thất bại webtretho

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của quá trình kích trứng và trước khi thực hiện thủ thuật chuyển phôi người mẹ được tiêm thuốc kích thích trứng rụng sớm hơn so với chu kỳ rụng trứng bình thường nên có thể bạn sẽ cần mất khoảng 1-3 tháng để chu kỳ kinh nguyệt ổn định cũng như phần nội mạc tử cung trở lại bình thường.

Sau thời gian này bạn mới có thể tiếp tục cho quá trình thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi tiếp theo.

Nguyên nhân chuyển phôi thất bại

Ai chuyển phôi thất bại cũng rất muốn tìm nguyên nhân tại sao nhưng không ai có thể biết hết được nguyên nhân dẫn đến việc chuyển phôi thất bại bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cả bên trong cơ thể mẹ hay yếu tố bên ngoài, tâm lý… Chúng tôi kể ra một vài nguyên nhân thường gặp dưới đây để các mẹ lưu ý và chuẩn bị tốt nhất.

1. Độ tuổi

Tuổi tác ảnh hưởng trực tiếp đến việc chuyển phôi thất bại. Sau tuổi 30 số lượng và chất lượng trứng bắt đầu giảm, giảm nhanh sau 35 tuổi và chỉ còn khoảng 10% trứng bình thường ở tuổi 40.

Một nghiên cứu thống kê ở Mỹ chỉ ra rằng tỷ lệ chuyển phôi thành công ở phụ nữ tuổi 40 là 16% nhưng tỷ lệ này ở tuổi 35 sẽ gấp đôi lên tới 32%.

2. Chất lượng trứng, tinh trùng

Chất lượng phôi thai được chuyển vào tử cung của người mẹ được quyết bởi chất lượng trứng và tinh trùng. Tinh trùng khỏe mạnh, trứng tốt, phôi chất lượng thì phôi phát triển bám vào niêm mạc tử cung cao dẫn đến cơ hội thành công càng cao.

dấu hiệu chuyển phôi thất bại, chuyển phôi thất bại khi nào ra kinh, sau chuyển phôi thất bại bao lâu có kinh, chuyển phôi thất bại, các dấu hiệu chuyển phôi thất bại, nguyên nhân chuyển phôi thất bại, dấu hiệu chuyển phôi thất bại webtretho

3. Khả năng tiếp nhận phôi

Khi niêm mạc tử cung người mẹ có độ dày phù hợp, lượng chất nhầy vừa đủ giúp phôi dễ dàng bám dính và làm tổ. Hay khả năng thành công sau chuyển phôi cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ tưới máu tử cung. Ví tử cung người mẹ như một mảnh ruộng, nếu đất mầu mỡ giàu dinh dưỡng, có độ ẩm thích hợp thì hạt sẽ dễ nảy mầm có phải không?

4. Tâm lý và chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của mẹ

Tâm lý là nguyên nhân chuyển phôi thất bại được nói đến nhiều nhưng các mẹ không thể tránh được sự lo lắng, hồi hộp. Dẫu biết vậy nhưng hãy cố gắng để giữ tinh thần thoải mái nhất bởi trước và sau khi chuyển phôi, cơ thể bạn lúc này đã yếu đi, thêm tâm lý hoang mang khiến tử cung co bóp tác động đến sự di chuyển của phôi. Hoặc có thể làm cho thành tử cung không đủ dày, phôi không thể bám vào làm tổ.

Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác, có những nguyên nhân mà y học chưa giải thích được. Nhiều trường hợp chị em lần nào cũng canh niêm mạc đẹp, chọn phôi chất lượng nhưng vẫn thất bại. Tại trung tâm hỗ trợ sinh sản 16A, chúng tôi kiểm tra từng yếu tố của mỗi mẹ để có phác đồ điều trị riêng, tăng khả năng thành công hơn.

Chuyển phôi thất bại là điều không bố mẹ nào mong muốn nhưng hãy cố gắng rồi chúng ta sẽ được đền đáp các bạn nhé. Hy vọng với những nguyên nhân, dấu hiệu chuyển phôi thất bại bác sĩ bệnh viện Đa khoa 16A nêu trên giúp bạn có thêm kiến thức áp dụng cho những lần chuyển phôi sắp tới thành công. Chúc các mẹ sớm đón được bé yêu về gia đình nhỏ! 

Tham khảo sản phẩm Gel vệ sinh phụ nữ An Toàn